Giá xăng dầu, giá điện tăng kéo theo nhiều chi phí khác phát sinh, trong đó giá bất động sản được dự báo sẽ bị ảnh hưởng tăng giá trong thời gian tới …
Theo Địa Ốc Singa nhận định, ngoài tác động từ việc xăng dầu và điện tăng giá còn có những yếu tố khác ảnh hưởng thúc đẩy thị trường BĐS tăng giá trong thời gian tới như ngân hàng siết chặt tín dụng, khan hiếm nguồn cung mới và thiếu quỹ đất cho dự án mới.
Dưới đây là 4 yếu tố thúc đẩy thị trường BĐS tăng giá:
Yếu tố thứ nhất: Siết chặt tín dụng vay mua nhà trên 3 tỷ đồng
Động thái mới nhất từ Ngân hàng nhà nước chính là việc công bố lấy ý kiến dự thảo mới trong đó có nêu về việc sửa đổi thông tư số 36 trước đây thay bằng việc đổi hệ số rủi ro với các khoản vay bất động sản.
Theo ngân hàng nhà nước, các quy định về khoản vay mua bất động sản tại các ngân hàng thương mại có số tiền trên 3 tỷ đồng theo hệ số rủi ro lên tới 150%. Ngân hàng nhà nước cũng hạn chế nguồn vốn huy động ngắn hạn tại các ngân hàng thương mại cho vay bất động sản trong trung và dài hạn.
Động thái này ít nhiều sẽ gây bất lợi cho những doanh nghiệp đang gặp khó khăn về nguồn vốn. Đồng thời việc siết chặt tín dụng này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới toàn bộ thị trường bất động sản trong đó lo ngại về tăng giá nhà đất là có căn cứ.
Phân tích về vấn đề trên, các chuyên gia Công ty bất động sản Singa cho rằng siết chặt tín dụng đồng nghĩa với việc giảm dần sự phụ thuộc của khách hàng với các khoản vay ngân hàng. Tuy nhiên ở một khía cạnh khác cá nhân mua BĐS cũng sẽ rủi ro khi vay tiền mua nhà hơn. Do vậy phương án này có thể tạo nên những tác động ngược lại gây mất cân bằng cung cầu trên thị trường trong thời gian tới. Dự báo về khả năng tăng giá đẩy giá BĐS lên cao bắt nguồn từ cơ sở trên.
Yếu tố 2: xăng, điện đồng loạt tăng giá tác động tới chi phí đầu vào BĐS như nhân công, vật liệu xây dựng, …
Theo Phó chủ tịch hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng, trong quý I/2019 một loạt sự thay đổi về giá cả các mặt hàng thiết yếu như điện và xăng dầu gây tác động không nhỏ tới thị trường bất động sản. Trong đó phải kể tới như giá nhân công đầu vào tăng, vật liệu xây dựng cũng tăng theo. Điều này gây tác động tới giá của bất động sản, việc giảm giá gần như rất khó.
Sau khi Bộ công thương ban hành công bố về việc tăng giá điện lên 8,36% rất nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đã công bố bảng giá mới. Theo đó sản lượng thép thô Việt Nam tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm do nhu cầu về xây dựng nhà ở tăng cao. So với cùng kỳ năm 2018 đã tăng 75,9% đạt 3,295 triệu tấn. Đối với vật liệu khác như cát, gạch xây dựng giá cũng tăng so với cuối năm 2018 từ 5% – 7%.
Yếu tố 3: Nguồn cung mới khan hiếm
Trong một phân tích mới nhất về thị trường địa ốc cho thấy, hiện nay các dự án đủ điều kiện bán hàng nguồn cung phần lớn tập trung ở phân khúc bình dân và trung cấp. Bởi vậy trong thời gian tới nguồn cung về phân khúc BĐS hạng sang sẽ khan hiếm hơn do nguồn hàng đang bị kiểm tra thu hồi và rà soát chặt chẽ. Theo đó mức giá căn hộ hạng sang có thể tăng nhẹ trong thời gian tới.
Bên cạnh việc những dự án mới bị chậm phê duyệt, giảm tín dụng bất động sản cũng là nguyên nhân dẫn tới sụt giảm nguồn cung trên thị trường. Những yếu tố này tác động không nhỏ tới giá các dự án mới ra trên thị trường trong giai đoạn này.
Yếu tố thứ 4: khó khăn trong tìm kiếm quỹ đất
Không ít các doanh nghiệp kể cả lớn nhỏ thừa nhận rằng việc tìm kiếm quỹ đất để xây dựng dự án trong bối cảnh hiện nay đang là bài toán hóc búa. Trước tình thế giá nhà đất ở nội đô khan hiếm, đất ở khu vực lân cận thành phố không còn rẻ khiến doanh nghiệp phải tính toán kỹ hơn vấn đề giá bán ra thị trường. Bởi vậy trong thời gian tới thị trường căn hộ có thể sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới.
Chuyên gia kinh tế bất động sản Công ty Singa dự báo trong tương lai gần, giá bất động sản sẽ tăng ở mức 10% – 15% so với mặt bằng giá chung hiện tại do chi phí quỹ đất tăng.