Logistics là một lĩnh vực đặc thù, đòi hỏi nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ quy định trong các văn bản pháp luật của từng ngành cụ thể tùy thuộc vào phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Bởi logistics bao gồm nhiều phân ngành nhỏ lẻ như dịch vụ vận tải đường bộ, dịch vụ kiểm tra vận đơn; dịch vụ kho bãi,.v.v. Vậy khi kinh doanh dịch vụ logistics, các doanh nghiệp có vốn nước ngoài cần phải xin các loại giấy phép gì, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Giấy phép kinh doanh logistics là gì?
Là văn bản được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền với mục đích xác nhận công ty đã đạt đủ điều kiện và được phép hoạt động trong một ngành logistics nhất định. Đồng thời cũng là cơ sở để cơ quan quản lý, kiểm soát một cách có hệ thống, dễ dàng, thuận tiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp logistics.
Các loại Giấy phép cần xin khi nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam
Cần lưu ý rằng, trước khi xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ logistics, nhà đầu tư nước ngoài cần xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Sau đó, nhà đầu tư sẽ xin các Giấy phép cần thiết để kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam, tùy theo ngành nghề mà họ đăng ký. Cụ thể như sau:
Mã ngành | Ngành nghề | Loại Giấy phép cần xin |
CPC 7211, 7212 | Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa) | Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển (Nghị định 160/2016/NĐ-CP) |
CPC 7411 | Dịch vụ xếp dỡ container (hỗ trợ vận tải biển) | Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển (Nghị định 160/2016/NĐ-CP)Giấy chứng nhận cho phép khai thác cảng biển (Nghị định 37/2017/NĐ-CP) |
Dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay | Giấy chứng nhận cho phép khai thác cảng biển (Nghị định 37/2017/NĐ-CP) | |
Dịch vụ thông quan thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển | Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển (Nghị định 160/2016/NĐ-CP)Giấy chứng nhận cho phép khai thác cảng biển (Nghị định 37/2017/NĐ-CP) | |
Dịch vụ Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải | ||
CPC 7222 | Dịch vụ vận tải hàng hóa (đường thủy nội địa) | Giấy phép vận tải biển nội địa |
CPC 7112 | Dịch vụ vận tải hàng hóa (đường sắt) | Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ bằng đường sắt (nếu vận chuyển các hàng hóa có nguy cơ cháy nổ) |
CPC 7123 | Dịch vụ vận tải hàng hóa (đường bộ) | Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô |
CPC 742 | Dịch vụ kho bãi | Giấy phép kinh doanh dịch vụ kho bãi |
CPC 748 | Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa | Giấy đăng ký kinh doanh |
CPC 7512 | Dịch vụ chuyển phát | Giấy phép bưu chính |
Hồ sơ xin Giấy phép hoạt động dịch vụ Logistics
Tùy thuộc vào loai giấy phép mà nhà đầu tư nước ngoài muốn xin, thì nhà đầu tư có thể chuẩn bị các loại hồ sơ dưới đây:
- Đơn xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư (cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam)
- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Đơn xin thành lập kho bãi (nếu kinh doanh dịch vụ kho bãi)
- Sơ đồ thiết kế kho bãi được thuê
- Nếu kinh doanh vận tải biển:
- Một Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển (Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 160/2016/NĐ-CP)
- 01 bản sao y từ sổ gốc, hoặc 01 bản sao chứng thực từ bản gốc; hoặc 01 bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu Danh sách các chức danh kèm theo hồ sơ của từng chức danh và bằng, chứng chỉ liên quan của các chức danh quy định tại khoản 1 Điều 5 và khoản 1 Điều 6 của Nghị định 160/2016/NĐ-CP:
- 01 bản gốc Văn bản bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 5 hoặc khoản 2 Điều 6 của Nghị định 160/2016/NĐ-CP;
- 01 bản sao kèm bản chính Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển
- Và các giấy tờ khác được quy định tại các văn bản chuyên ngành khác.
Xem thêm: Thay đổi giấy chứng nhận đầu tư của công ty luật siglaw.
Những tỉnh thành có tiềm năng phát triển logistics mà nhà đầu tư nước ngoài nên biết
Thông thường, logistics sẽ tập trung vào các hoạt động dịch vụ vận tải, đặc biệt là tại các cảng biển, cảng hàng không,…Theo Tạp chí Công Thương ghi nhận, những địa phương có tiềm năng phát triển dịch vụ cảng biển và logistics tại Việt Nam có thể kể đến là Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An. Đây đều là các địa phương cần những công nghệ logistics mới, cũng như đội ngũ nhân viên, quản lý có năng lực để đảm nhận tiềm năng phát triển của ngành logistics.
Vì vậy, nhà đầu tư nước ngoài có thể cân nhắc đầu tư vào ngành logistics tại các tỉnh thành này tại Việt Nam.
Xem thêm: Dịch vụ Thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của công ty luật siglaw.