Với nhu cầu đổi tiền lẻ rất cao của người dân vào mỗi dịp lễ, Tết tăng cao. Để tránh những điều đáng tiếc xảy ra thì các người dân cần nắm rõ các quy định về đổi tiền lẻ dịp Tết dưới đây.
Đổi tiền lẻ không đúng quy định phạt tới 40 triệu đồng
Theo pháp luật hiện hành thì các hành vi đổi tiền lẻ nhằm hưởng phần trăm chênh lệch chính là hành vi trái pháp luật và bị nghiêm cấm. Nếu người nào có những hành vi đổi tiền không đúng với quy định của pháp luật như: Đổi tiền có phí, đổi tiền không đúng mệnh giá… thì chắc chắn sẽ bị xử phạm hành chính với mức thấp nhất là 20 triệu đồng, cao nhất đến 40 triệu đồng.
Cụ thể thì theo điểm a khoản 5 Điều 30 Nghị định 96/2014/NĐ-CP quy định: phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với những hành vi thực hiện đổi tiền không đúng với quy định của pháp luật. Mức phạt này được áp dụng cho các cá nhân vi phạm, tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp 02 lần.
Mới đây, thì Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 48/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên Đán, trong đó, yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường phát hiện và xử lý các hành vi đổi tiền lẻ trái quy định của pháp luật.
Ngân hàng không được từ chối đổi tiền lẻ cũ, hỏng
Theo Điều 4 Thông tư 25/2013/TT-NHNN, có quy định các loại tiền không đủ lưu thông gồm: Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông; Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình bảo quản; Tiền bị lỗi kỹ thuật do quá trình in, đúc của nhà sản xuất.
Khi các khách hàng có nhu cầu thì có thể đến Ngân hàng Nhà Nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, các đơn vị thu đổi sẽ thực hiện thu đổi. Theo điểm a khoản 2 Điều 30 Nghị định 96/2014/NĐ-CP, từ chối đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho khách hàng bị phạt từ 5 – 10 triệu đồng.
Theo đó, các Ngân hàng không được từ chối đổi tiền lẻ cũ, hỏng cho khách hàng trừ trường hợp không đủ điều kiện được đổi. Khi đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi trả lại cho khách hàng và thông báo lý do.